Có phải bạn đang phân vân không biết đi đâu vào dịp tết này đúng không ? Vậy hãy cùng trải nghiệm văn hóa Hà Nội tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng F-Vivu nhé ! Với slogan " Phụng sự từ trái tim " thì mọi khách hàng đến với F-Vivu sẽ có được những chuyến đi với giá cả thật hợp lí và thật đáng nhớ. Bạn còn chờ đợi gì nữa cùng F-Vivu đi khắp Hà Nội nào
Translate
Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024
KHÁM PHÁ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm giữa lòng Hà Nội, đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng về lịch sử, văn hóa ở việt Nam. với quần thể kiến trúc đa dạng bao gồm: Hồ Văn Miếu, khu văn miếu môn, khu bia tiến sĩ tạ giếng Thiên Quang, di tích khuê văn các......, Đây cũng chính là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam dành cho các vua chúa thời xưa và đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở đâu?
Anh 1: cổng Văn Miếu
Văn Miếu
Quốc Tử Giám Hà Nội là một khu di tích lịch sử nổi tiếng, có địa chỉ tại số 58 phố
Quốc Tử Giám, thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Văn Miếu nằm ở một vị trí vô cùng đắc địa, khi nơi đây là nằm ngay tại điểm giao thoa giữa bốn
tuyến phố quan trọng tại quận Đống Đa, đó là Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng,
Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám cách
Hồ Hoàn Kiếm khoảng 2 – 3 km và nằm ở phía Nam của kinh thành Thăng Long
Khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào thời gian nào?
Di tích lịch sử
văn miếu - quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 1070, dưới thời vua Lý
Thánh Tông. Ban đầu, văn miếu được vua cho xây dựng để có nơi thờ cúng các bậc
Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho. Sau này, vua đã biến nơi này thành trường học
của hoàng gia, hoặc con cháu của những vị quan lại trong triều đình nhằm bổ dưỡng nhân tài cho đất nước
Học trò đầu tiên được
theo học tại Văn Miếu, đó là Thái tử Lý Càn Đức, con trai của vua Lý Thánh Tông
cùng với nguyên phi Ỷ Lan. Lúc này Lý Càn Đức tức là thái tử chỉ mới 5 tuổi, nhưng cho đến năm
1072, Lý Thánh Tông qua đời và truyền ngôi lại cho con mình là Lý Càn Đức lên ngôi vua, lấy
niên hiệu là Lý Nhân Tông.
Đến năm 1976, Lý Nhân
Tông cho thành lập Văn Miếu trở thành văn miếu quốc tử giám, biến nơi đây trở
thành ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên thời điểm này cũng chỉ
có dòng dõi hoàng tộc hoặc con cháu quan lớn mới có thể theo học tại nơi đây.
Về sau, chức năng của
Quốc Tử Giám ngày càng mở rộng, và trở thành nơi học tập của các dân thường học
giỏi xuất sắc, thi đỗ các kỳ thi do triều đình tổ chức. Quốc Học viện được
thành lập vào năm 1253 bởi vua Trần Thái Tông, đánh dấu sự phát triển của chức
năng đào tạo giáo dục tại Văn Miếu.
Đến đời nhà vua Trần
Minh Tông, Chu Văn An đã được bổ nhiệm làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp, tương
đương với chức hiệu trưởng ngày nay, nhằm dạy kèm trực tiếp cho các hoàng tử.
Tuy nhiên, đến năm 1370, Chu Văn An qua đời. Ông đã được vua Trần Nghệ Tông cho
xây dựng lăng mộ và thờ cúng ngay tại Văn Miếu và được nằm bên cạnh Khổng Tử.
Đến thời Hậu Lê, nho
giáo trở thành cực thịnh và phát triển. Từ sau năm 1442, vua Lê Thánh Tông đã
cho xây dựng bia đá trên lưng rùa cho những người đỗ được bằng tiến sĩ, nhằm
tôn vinh những người này, giúp họ lưu danh sử sách muôn đời. Và cũng tính từ
thời điểm đó, triều đại nhà Lê đã cho tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, đều đặn
cứ 3 năm 1 lần thi.
Tuy nhiên, đến thời
của vua Lê Hiển Tông đã cho tu sửa lại văn miếu quốc tử giám, biến nơi này trở
thành nơi chuyên đào tạo và giáo dục cao cấp của quan lại triều đình. Đến đời
vua Gia Long, ông đã cho di dời Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám về Huế, ấn
định nơi đây là văn miếu Hà Nội. Còn văn miếu quốc tử giám ở hà nội đổi thành
học đường của phủ Hoài Đức. Đến năm 1947, thực dân Pháp đã nhiều lần cho bắn
phá Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, làm thiệt hại phần lớn kiến trúc nơi
đây.
Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận vào năm nào?
Với những giá trị lịch
sử và văn hóa được lưu giữ hàng ngàn năm tại Văn Miếu, vào ngày 9/3/2010, 82
tấm bia tiến sĩ tại Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được UNESCO chính thức
công nhận và xếp hạng là di sản tư liệu lịch sử của thế giới.
Sơ đồ Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám
Kiến trúc văn miếu quốc tử giám
Mặc dù đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm trong lịch
sử, tuy nhiên cho đến nay, Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn tự hào giữ lại
được những công trình kiến trúc độc đáo, tái hiện rõ nét văn hóa phong kiến xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét