Chào mừng bạn đến với F-Vivu
Có phải bạn đang phân vân không biết đi đâu vào dịp tết này đúng không ? Vậy hãy cùng trải nghiệm văn hóa Hà Nội tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng F-Vivu nhé ! Với slogan " Phụng sự từ trái tim " thì mọi khách hàng đến với F-Vivu sẽ có được những chuyến đi với giá cả thật hợp lí và thật đáng nhớ. Bạn còn chờ đợi gì nữa cùng F-Vivu đi khắp Hà Nội nào
Translate
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024
Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024
NHỮNG THỨ MÀ CHỈ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM MỚI CÓ
Văn Miếu không chỉ là một di tích lịch sử văn hóa mà còn là nơi tập trung nhiều sĩ tử, học sinh đến đây cầu việc thi cử, học hành thuận lợi, hanh thông. Trong bài viết này, sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin tổng hợp về Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu để thờ phụng và thúc đẩy, bồi dưỡng Nho học. Đây là nơi thờ phụng những bậc thánh hiền như Khổng Tử, Chu Công… Năm 1076, Lý Nhân Tông đã lập ra trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Đây được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ tuyển sinh con em quý tộc và vua chúa.
Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc học viện, mở rộng và thu nhận con cái của những thường dân nhưng có học lực xuất sắc để đến học. Chức năng của trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng là nơi thờ tự.
Đến năm 1075, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Tam trường đầu tiên trên đất nước. Trong kỳ thi này, 10 thí sinh xuất sắc nhất đã được chọn ra. Đầu tiên là Nguyễn Văn Thịnh quê ở làng Đông Cứu (Bắc Ninh). Sau này, ông trở thành Thái sư.
Vào thời nhà Hậu Lê, Lê Thái Tổ vừa lên ngôi đã rất quan tâm đến giáo dục, đã tuyển chọn những học trò xuất sắc trên khắp nơi để vào Kinh đô và được thầy giỏi dạy dỗ. Đặc biệt, nhà Lê còn khuyến khích thành lập trường, lớp ở nhiều nơi để nâng cao trình độ dân trí cho người dân.
Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức báo cáo thành tích văn học và bình luận thơ hay hàng năm. Đặc biệt, cứ sau khi tốt nghiệp đại học, những thủ khoa được đề xuất của trường sẽ đến đây để Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội trao bằng khen và tham quan nhiều sự kiện văn hóa được tổ chức.
Văn Miếu Quốc Tử Giám (Văn Miếu) là một trong những địa điểm quan trọng tại Việt Nam, thường được xem là biểu tượng của giáo dục và văn hóa. Dưới đây là một số điều mà chỉ Văn Miếu Quốc Tử Giám mới có:
Khối kiến trúc độc đáo: Văn Miếu Quốc Tử Giám thường có kiến trúc độc đáo với các công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam, bao gồm:
- cổng chính(cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn). sảnh Thiên Quang Tự, sảnh Đại Thành Môn, và nhiều điện khác.
Hinh ảnh cổng chính Văn Miếu môn |
1. Đại trung môn: Từ cổng chính Văn Miếu môn, vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh trước đây hai cổng tả môn và hữu môn ở phía trước và bằng Đại Trung môn, Thánh Đức môn và Đại tài môn ở phía sau. Hiện nay hai bên là không gian cây xanh và thảm cỏ Bức tường ngang nối ba cửa vươn dài ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài
Hình ảnh Đại Trung môn |
sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.
Con đường thẳng từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn lại vươn tiếp thẳng tới Khuê Văn Các. Từ hai cửa Đạt Tài và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song chạy thẳng với con đường trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành 4 dải khá cân bằng. Hai hồ nước được đào ở vị trí tương tự như hai hồ nước ở khu vực thứ nhất. Việc lặp lại một khu vực chỉ có cây có cỏ, việc làm thêm dãy tường ngăn và làm thêm lớp cửa ra vào, được các nhà kiến trúc cho là rất thành công trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu vực kiến trúc.
2. Đền thờ Khổng Tử: Trong Văn Miếu, có đền thờ Khổng Tử, nhà hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc, người đã đặt nền móng cho học thuật và giáo dục. Đây là một đặc điểm quan trọng của Văn Miếu.
Hình ảnh tượng thờ Khổng tử tại điện thành |
3. Bia tiến sĩ: Văn Miếu là nơi lưu giữ những bảng đá (bia tiến sĩ) bia đá là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, được điêu khắc tinh xảo và mang ý nghĩa tâm linh to lớn. 82 bia tiến sĩ được dựng trên lưng của 82 con rùa bằng đá xanh ghi nhận và vinh danh 82 thủ khoa trong các khoa cử của các triều đại phong kiến Việt Nam ngày xưa ghi tên của những người đã đỗ kỳ thi Hội ngô, điều này thể hiện sự tôn trọng đối với tri thức và học vấn.
Hình ảnh bia tiến sĩ |
4. Vườn cây cổ thụ: Văn Miếu thường có các vườn cây cổ thụ, tượng trưng cho sự bền vững và liên tục của tri thức và giáo dục.
Hình ảnh cây bồ đề cổ thụ gần 300 năm tuổi ở khu nhập đạo, có chiều cao hơn 23m, cành lá xum xuê tỏa bóng mát khắp 1 vùng |
5. Khu vực trưng bày sách cổ: Một số Văn Miếu còn giữ lại các tư liệu văn bản quý hiếm, sách cổ, thư tịch để thể hiện sự lưu giữ và tôn trọng với di sản văn hóa.
Những tư liệu quý về Quốc Tử Giam |
6. Di tích lịch sử và văn hóa: Văn Miếu có nhiều di tích lịch sử và văn hóa quan trọng, như bảo tàng, đền thờ các danh nhân văn hóa, tượng đài .....ww
Các lễ hội truyền thống: Văn Miếu thường là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống, như Lễ hội Khai giảng, để tôn vinh giáo sư, học giả và học trò.
Hình ảnh trìn diễn áo dài ở Văn Miếu |
Ngoài ra, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn có nhiều công trình kiến trúc khác như: Đại Thành Môn, Đại Bái Đường, Thượng Cung, Quốc Tử Giám,... Tất cả các công trình này đều mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.
Những đặc điểm này khiến Văn Miếu Quốc Tử Giám trở thành một địa điểm quan trọng không chỉ trong việc gìn giữ di sản văn hóa mà còn là biểu tượng của giáo dục và tri thức trong xã hội Việt Nam.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Fanpage:https://www.facebook.com/profile.php?id=61555388432258&mibextid=LQQJ4d
📸Blogger: https://fvivuhanoi.blogspot.com
📩Email: fvivu@gmail.com
📞Book tour: 0866365643
Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024
"Tinh hoa Đạo học" của người Việt trong Tour Đêm Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Với lợi thế có điểm đến quen thuộc, có không gian và khối lượng tư liệu lớn, Tour Đêm "Tinh hoa Đạo Học" vừa ra mắt nhưng rất được quan tâm, tổ chức 3 lần mỗi tuần vào Thứ Tư, Thứ Bảy và Chủ Nhật.
“Học ăn học nói, học gói học mở,” “Học thầy chẳng tày học bạn,” “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”...
Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam có nhiều ca dao, tục ngữ và thành ngữ về sự học đến vậy. Từ xưa, người Việt đã rất chú trọng việc học hành. Đến ngày nay, học sinh, sinh viên trước ngày thi thường đi xin cầu tại chùa chiền, các điểm đến linh thiêng gắn liền với ước vọng đỗ đạt.
Trong xu hướng du lịch đêm tại Hà Nội lên ngôi, thông tin Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức chương trình trải nghiệm đêm (tour đêm) đã nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Với chủ đề “Tinh hoa Đạo Học,” Tour Đêm Văn Miếu-Quốc Tử Giám khai thác những câu chuyện nổi bật tại di tích này, tái hiện không gian, tầm quan trọng của việc học với thế hệ cha ông.
Tận dụng lợi thế về khối lượng tư liệu, câu chuyện dày đặc, Tour Đêm “Tinh hoa Đạo Học” bố trí hơn 15 chặng dừng để thuyết minh dọc theo 5 không gian: Khu Nhập đạo, Khu Thành đạt, hồ Thiên Quang, sân Đại bái và Khu Thái Học. Đây là lúc người nghe được kể chuyện cá chép vượt vũ môn-cá chép hóa rồng, được lý giải về ánh sao chiếu rọi từ Khuê Văn Các, nghe những tấm bia tiến sỹ kể chuyện khoa thi
Bên cạnh lợi thế về không gian và ánh sáng, một điểm nhấn trong tour là ứng dụng công nghệ chiếu phim 3D mapping lên mặt trước Nhà Tiền Đường; cũng như cho khách tham quan trải nghiệm không gian thực tế ảo để viết thư pháp. Dẫu tour có bố trí một chòi trải nghiệm viết thư pháp trên giấy bút thật, có chuyên gia hướng dẫn, ứng dụng công nghệ này vẫn đặc biệt được đặc biệt quan tâm.
Tour Đêm “Tinh hoa Đạo Học” của Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ chính thức mở đón khán giả từ ngày 1/11, trong khung từ 19 giờ đến 22 giờ 30.
Tour được tổ chức 3 buổi mỗi tuần vào Thứ Tư, Thứ Bảy và Chủ Nhật với mức vé 199.000 đồng/người./.
Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024
KHÁM PHÁ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm giữa lòng Hà Nội, đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng về lịch sử, văn hóa ở việt Nam. với quần thể kiến trúc đa dạng bao gồm: Hồ Văn Miếu, khu văn miếu môn, khu bia tiến sĩ tạ giếng Thiên Quang, di tích khuê văn các......, Đây cũng chính là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam dành cho các vua chúa thời xưa và đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.
Khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở đâu?
Anh 1: cổng Văn Miếu |
Văn Miếu
Quốc Tử Giám Hà Nội là một khu di tích lịch sử nổi tiếng, có địa chỉ tại số 58 phố
Quốc Tử Giám, thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Văn Miếu nằm ở một vị trí vô cùng đắc địa, khi nơi đây là nằm ngay tại điểm giao thoa giữa bốn tuyến phố quan trọng tại quận Đống Đa, đó là Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 2 – 3 km và nằm ở phía Nam của kinh thành Thăng Long
Khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào thời gian nào?
Di tích lịch sử văn miếu - quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 1070, dưới thời vua Lý Thánh Tông. Ban đầu, văn miếu được vua cho xây dựng để có nơi thờ cúng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho. Sau này, vua đã biến nơi này thành trường học của hoàng gia, hoặc con cháu của những vị quan lại trong triều đình nhằm bổ dưỡng nhân tài cho đất nước
Học trò đầu tiên được
theo học tại Văn Miếu, đó là Thái tử Lý Càn Đức, con trai của vua Lý Thánh Tông
cùng với nguyên phi Ỷ Lan. Lúc này Lý Càn Đức tức là thái tử chỉ mới 5 tuổi, nhưng cho đến năm
1072, Lý Thánh Tông qua đời và truyền ngôi lại cho con mình là Lý Càn Đức lên ngôi vua, lấy
niên hiệu là Lý Nhân Tông.
Đến năm 1976, Lý Nhân
Tông cho thành lập Văn Miếu trở thành văn miếu quốc tử giám, biến nơi đây trở
thành ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên thời điểm này cũng chỉ
có dòng dõi hoàng tộc hoặc con cháu quan lớn mới có thể theo học tại nơi đây.
Về sau, chức năng của
Quốc Tử Giám ngày càng mở rộng, và trở thành nơi học tập của các dân thường học
giỏi xuất sắc, thi đỗ các kỳ thi do triều đình tổ chức. Quốc Học viện được
thành lập vào năm 1253 bởi vua Trần Thái Tông, đánh dấu sự phát triển của chức
năng đào tạo giáo dục tại Văn Miếu.
Đến đời nhà vua Trần
Minh Tông, Chu Văn An đã được bổ nhiệm làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp, tương
đương với chức hiệu trưởng ngày nay, nhằm dạy kèm trực tiếp cho các hoàng tử.
Tuy nhiên, đến năm 1370, Chu Văn An qua đời. Ông đã được vua Trần Nghệ Tông cho
xây dựng lăng mộ và thờ cúng ngay tại Văn Miếu và được nằm bên cạnh Khổng Tử.
Đến thời Hậu Lê, nho
giáo trở thành cực thịnh và phát triển. Từ sau năm 1442, vua Lê Thánh Tông đã
cho xây dựng bia đá trên lưng rùa cho những người đỗ được bằng tiến sĩ, nhằm
tôn vinh những người này, giúp họ lưu danh sử sách muôn đời. Và cũng tính từ
thời điểm đó, triều đại nhà Lê đã cho tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, đều đặn
cứ 3 năm 1 lần thi.
Tuy nhiên, đến thời
của vua Lê Hiển Tông đã cho tu sửa lại văn miếu quốc tử giám, biến nơi này trở
thành nơi chuyên đào tạo và giáo dục cao cấp của quan lại triều đình. Đến đời
vua Gia Long, ông đã cho di dời Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám về Huế, ấn
định nơi đây là văn miếu Hà Nội. Còn văn miếu quốc tử giám ở hà nội đổi thành
học đường của phủ Hoài Đức. Đến năm 1947, thực dân Pháp đã nhiều lần cho bắn
phá Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, làm thiệt hại phần lớn kiến trúc nơi
đây.
Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận vào năm nào?
Với những giá trị lịch
sử và văn hóa được lưu giữ hàng ngàn năm tại Văn Miếu, vào ngày 9/3/2010, 82
tấm bia tiến sĩ tại Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được UNESCO chính thức
công nhận và xếp hạng là di sản tư liệu lịch sử của thế giới.
Sơ đồ Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám
Kiến trúc văn miếu quốc tử giám
Mặc dù đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm trong lịch
sử, tuy nhiên cho đến nay, Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn tự hào giữ lại
được những công trình kiến trúc độc đáo, tái hiện rõ nét văn hóa phong kiến xưa.
Di tích Văn Hồ
Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024
F-Vivu - Phụng sự từ trái tim
TRUYỀN THỐNG XIN CHỮ TẠI VĂN MIẾU CỦA CÁC BẠN TRẺ MỖI MÙA THI LẤY MAY
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa liên quan đến
học hành, thi cử. Nhiều người tin việc "xin chữ" sẽ mang lại nhiều may mắn về con đường học hành, công danh.
Ngày đầu năm hoặc mùa thi cử đến bất kỳ di tích lịch sử văn hóa nào ở các thôn quê đều dễ dàng bắt gặp cảnh tượng quây quần xin chữ. Đó là nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, thể hiện cho truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Từ lâu phong tục xin chữ, câu đối đầu xuân đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày đầu xuân mới tại Việt Nam. Đây là một nét đẹp văn hóa, là món quà mang ý nghĩa xã hội biểu hiện cho truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam ta.
Hình ảnh ông đồ già với bút lông, nghiên mực, giấy đỏ đang tập trung viết những nét chữ thanh thoát "như rồng múa phượng bay" không còn xa lạ với bất kì người Việt nào khi dịp xuân về.
Mỗi nét chữ như là một lời nhắn gửi của các thế hệ cha ông đối với thế hệ sau về việc gìn giữ thú chơi tao nhã, trí thông minh, sáng tạo, nét tài hoa trong mỗi con chữ. Xin chữ treo trong nhà đầu năm là một việc làm quan trọng với mỗi gia đình từ xa xưa, treo chữ gì trong nhà thể hiện bản sắc của mỗi gia đình, cũng là thể hiện những mong ước trong năm mới. Nó như một món ăn tinh thần mang đậm bản chất văn hóa của một đất nước hiếu học, coi trọng đạo thánh hiền mà chúng ta cần trân trọng và bảo tồn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
📸Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61555388432258&mibextid=LQQJ4d 📸Blogger: https://fvivuhanoi.blogspot.com/ 📩Email: fvivu@gmail.com 📞Book tour: 0866365643Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024
Sự Tích Cụ Rùa Văn Miếu
I. Sự Tích Cụ Rùa Văn Miếu - Dấu Chấm Hỏi Cho Sự Tò Mò Của Giới Trẻ Ngày Nay.
Nguyên Nhanh Cây Sứa và Cụ Rùa: Sự tích kể về việc Cụ Rùa giữ cây sứa quý giá, là một trong những nguyên nhân khiến Vua Lý Thánh Tông ghi công đồng loại trên mặt rùa. Sự kiện này thể hiện lòng tôn trọng đối với tri thức và giáo dục. Tượng Trưng Về Sự Bền Bỉ: Cụ Rùa thường được xem như biểu tượng của sự bền bỉ, sự kiên nhẫn và sức mạnh kiên trì. Điều này gắn liền với tâm huyết của những người học trò, những người tới đây để cầu may mắn trong kỳ thi quan trọng.
Những sai lầm khi sử dụng nồi áp suất Trong mọi gia đình, nồi áp suất điện đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc nấu ăn, với ...
-
Hình ảnh Cụ Rùa tại Văn Miếu Quốc Tử Giám https://tse1.mm.bing.net/th?id=OIP.YCkLYqOxCAoh7F2WnSaszwHaFj&pid=Api&P=0&h=220 Văn ...
-
Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm giữa lòng Hà Nội, đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng về lịch sử, văn hóa ở việt Nam. với quần thể k...
-
Văn Miếu không chỉ là một di tích lịch sử văn hóa mà còn là nơi tập trung nhiều sĩ tử, học sinh đến đây cầu việc thi cử, học hành thuận lợi,...